Cẩm nang và kinh nghiệm du lịch Hội An

chua-cau
Cẩm nang và kinh nghiệm du lịch Hội An
5 (100%) 12 votes

Lên lịch du lịch Hội An

Thời điểm du lịch Hội An tuyệt nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu. Tránh đi vào mùa hè vì nhiệt độ tăng cao, rất oi bức. Mùa mưa từ tháng 10 – tháng 11 cũng có nhược điểm là không gian ẩm ướt do mưa nhiều và nặng hạt.

Bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14, rằm âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, một khung cảnh đặc trưng của Hội An vào dịp lễ.

hoi-an

Các số điện thoại cần biết:

Công an thành phố Hội An: 0510 3861204

Bưu điện Hội An: 0510 3861635

Bệnh viện Hội An: 0510 3864750

Taxi Hội An: 0510 3919919

Tư vấn du lịch: 0510 3910919

Những điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch Hội An

Những điểm đến trong phạm vi phố cổ Hội An

Chùa Cầu

Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

chua-cau

Hội quán Phúc Kiến

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Vị trí: 46 đường Trần Phú

Hội quán Triều Châu

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Vị trí: 92B Nguyễn Duy Hiệu.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Vị trí: 176 Trần Phú

Nhà thờ Tộc Trần

Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Vị trí: Số 21 đường Lê Lợi.

Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đai Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).

Vị trí: Số 13 Nguyễn Huệ.

Nhà Cổ Tấn Ký

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.

Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhanh nhẹn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam; được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Vị trí: Số 9 Nguyễn Thái Học

Thông tin thêm: Có 21 điểm phải mua vé mới được vào tham quan khi du lịch Hội An. Khách trong nước: 60.000 đồng/vé/3 điểm tham quan; khách nước ngoài: 120.000 đồng/vé/6 công trình văn hóa. Chính sách miễn giảm: Đi 15 khách được miễn một vé; đoàn đi 8 khách miễn phí hướng dẫn viên; trẻ em dưới 16 tuổi được tham quan miễn phí. Nơi mua vé: Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An.

Một số điểm tham quan phải di chuyển xa

Biển Cửa Đại

Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Vị trí: Cách phố cổ Hội An 5 km về hướng Đông.

cua-dai

Biển An Bàng

Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Vị trí: Thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông.

Ngoạn cảnh sông Thu Bồn

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Vị trí: Khởi hành từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, chạy một đoạn sông Hoài rồi ra sông Thu Bồn.

Làng Mộc Kim Bồng

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

Vị trí: Nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Từ bến đò phố cổ, bạn chỉ mất 10 phút đến đó bằng thuyền.

Làng Gốm Thanh Hà

Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Vị trí: Nằm cách Hội An 3 km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ).

Tham quan đảo Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Nếu đi bụi, du khách có thể trải nghiệm cảm giác đêm ở Cù Lao Chàm, chỉ cần thuê một cái lều (50.000VND) + đóng tiền lưu trú qua đêm là 20.000VND. Tắm biển Cù Lao Chàm nên cẩn thận con sứa trong veo, chạm vào người sẽ mẩn ngứa một lúc khá khó chịu.

Vị trí: Thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông, khoảng 30 phút đi tàu cao tốc xuất phát tại cảng Cửa Đại hoặc đi thuyền gỗ xuất phát tại bến Bạch Đăng với hành trình khoảng 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý: Tham quan bằng phương tiện đường thủy, du khách liên hệ:

– HTX Vận tải Thủy bộ Hội An. ĐT: 0510.3861240

– Xí nghiệp vận tải Sông Hội. ĐT: 0510.3861332

-Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An. ĐT:0510.3862715

Ẩm thực của du lịch Hội An

Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Sau đây là một số món ngon và địa chỉ để bạn thưởng thức khi đến với địa danh đặc biệt này:

Cơm gà Phố Hội

Với tất cả sự khéo kéo tỉ mỉ trong cách chế biến, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm càng tăng thêm phần hấp dẫn.

Địa chỉ: Cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…

Cao Lầu

Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ nói cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ 17. Có lẽ vì thế mà món này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa cũng như món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.

Địa chỉ: Rất dễ để tìm ăn cao lầu Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé, Trung Bắc.

cao-lau

Bánh bao, bánh vạc

Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau, thường ăn chung trên một đĩa bánh. Khác là nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon khi ở Hội An.

Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của quán.

Bánh đập – hến xào

Miếng bánh đập giòn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.

Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này sẽ thấy một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều để món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Quán bánh đập Bà Già nổi tiếng nhất ở đây.

Chè bắp

Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè, rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

Địa chỉ: Vỉa hè phố Trần Phú, Lê Lợi, chỉ khoảng 7.000đồng/bát.

Bánh bèo Hội An

Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo là tôm, thịt. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo.

Địa chỉ: Quán tại Cẩm Châu, Cẩm Nam…

Mì Quảng

Nhìn bên ngoài, mì Quảng gần giống như Cao Lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mì Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… Tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm.

Địa chỉ: Quán bà Minh, khu Cẩm Hà hay trong chợ Hội An, đầu phố Trần Phú; các gánh mì Quảng bán rong trên hè phố.

Hoành thánh

Hoành thánh có nhiều loại: hoành thánh súp, hoành thánh mì, hoành thánh chiên, mỗi loại còn chia ra là heo, gà, tôm nữa. Theo kinh nghiệm, hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.

Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán 26 Thái Phiên.

Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)

Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mộc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm, ăn kèm chả lụa (giò lụa).

Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài.

Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo ở Hội An.

Địa chỉ: Quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh); Bale Well (quán Bà Lệ) – 45/51 Trần Hưng Đạo.

Mua sắm khi du lịch Hội An

• Đèn lồng Hội An được làm khá đẹp, nhẹ và có thể thu gọn lại nên rất thích hợp cho du khách mua về làm vật kỷ niệm. Có thể tìm mua trên đường Trần Phú của hàng đèn lồng Tuổi Ngọc, Ngọc Thu hay cửa hàng trên đường Lê Lợi. Giá không quá đắt, chỉ vài chục ngàn một chiếc.

• May quần áo ở Hội An vừa rẻ vừa đẹp, lại nhanh nữa. Chỉ trong một vài tiếng, người thợ sẽ may xong cho bạn những bộ đồ ưng ý. Nếu không thể chờ được, chỉ cần để lại số đo và địa chỉ, cửa hiệu sẽ gửi sản phẩm đến tận nơi cho bạn. Các cửa hàng may mặc: shop Thu Thủy (60 Lê Lợi), Yaly (358 Nguyễn Duy Hiệu), Á Đông silk (40 Lê Lợi), Bảo Khánh (101 Trần Hưng Đạo).

• Giày dép Hội An cũng khá phong phú và đẹp. Nhiều cửa hàng nhận đóng giày dép nhanh tương tự cửa hàng may quần áo.

• Các loại bánh bạn có thể mua về làm quà như: bánh in, bánh đậu xanh, bánh ít lá gai

• Tương ớt Hội An là món đặc biệt, cay nồng lại thơm.

• Những thứ khác: Đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm, đồ đá…

Mẹo/thông tin khác

• Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập.

• Có thể đi dạo ở Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.

• Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.

• Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì thế, bạn không nhất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm.

MỘT SỐ ĐỊA CHỈ ĂN UỐNG ĐÀ NẴNG – HỘI AN (SƯU TẦM TỪ CÁC NGUỒN KHÁC)

Đà Nẵng:

* Đặc sản Bánh cuốn thịt heo: (Đây là món bánh cuốn sử dụng lá Mì cuốn với thịt heo và rau, ăn với một loại mắm đặc trưng của miền trung gọi là mắm nêm, nhiều người không quen cũng khó ăn, nhưng nhiều người rất nghiện, nếu không ăn được mắm nêm có thể ăn nước mắm)

– Quán Trần đường 04 Lê Duẫn đi vào 1 tí gần cầu sông Hàn, 300 Hải Phòng hoặc 28 Duy Tân: Tại đây còn có Mỳ Quảng, Bún Mắm.

– Quán Mậu đường 2/9 gần khách sạn Minh Toàn, hoặc 35 Đỗ Thúc Tịnh: Còn có cháo Tôm

– Bà Hường 05 Triệu Nữ Vương và đường Hàm Nghi

* Bún chả cá: Chủ yếu nằm ở Đường Nguyễn Chí Thanh (rất khác bún chả cá Hà Nội),

– Quán Hờn 113/1 Nguyễn Chí Thanh

– Bún chả cá   109 Nguyễn Chí thanh.

– Bún chả cá ông Tạ Nguyễn Chí Thanh

* Bún Bò và các loại bún

– Bún bà Diệu đường Trần Tống bán từ 1h chiều rất ngon gần đường Nguyễn Văn Linh

– Bún Huế bà Ngọc 228 Đống Đa

– Bún Thủy K218 Đống Đa

– Bún Riêu Cua 39 Lê Hồng Phong

– Bà Phiến 63 Lê Hồng Phong

– Bún thịt nướng bà Trai 194 Đống Đa

– Ngoài ra còn có bún mắm thịt heo tại kiệt 23 Trần Kế Xương

– Bún Ốc: 259 Trần Phú

*Mì Quảng:

– Mỳ Quảng Bà Lạc số 47 đường Đào Duy Anh, gần đường Nguyễn Văn Linh

– Quán Mì Xứ Quảng ở 48 Trần Quý Cáp đường nối Đống Đa với Trần Phú (có cafe Trúc Lâm    Viên ở trên đường này),

– Mì Quảng Bà Mua 231 Đống Đa

– Mì Quảng Quê 258 Đống Đa

– Bà Lữ 126 Hàm Nghi

– Bà Vị 166 Lê Đình Dương

– Bà Ngân 108 Đống Đa

*Cơm, nhà hàng, Cơm Gà: 

– Nhà hàng Đông Dương 18 đường Trần Phú

– Nhà hàng Apsara 222 đường Trần Phú (Ăn tối thường có múa Apsara lúc 7h )

– Cơm gà Hồng Ngọc 193 Nguyễn Chí Thanh
– Cơm gà Tú Quỳnh số 7 Hải Phòng
– Cơm Niêu, Cơm Đập Trúc Lâm Viên 25 Yên Bái

– Cơm Tấm Cali 72 Trần Quốc Toản

– Cơm niêu Nhà Đỏ 07 Phan Bội Châu

– Cơm niêu VIP Vườn đường Nguyễn Hữu Thọ cổng mới vào sân bay

– Các quan Cơm Niêu trên đường Nguyễn Tri Phương đối diện công Viên, Nhà Đỏ, 3 Cá Bống ..

– Cơm Việt Nam 53 Lý Tự Trọng

*Hải sản

Qua các quán ven biển, sang trọng, vệ sinh mà đắt có dãy nhà hàng sát biển như Cá Voi Xanh, Việt Nam 2, For U, Mỹ Hạnh, Syria, …quán 4U Family (mùa mưa 4U đóng cửa) ngay ngã ba Nguyễn Văn Thoại – Trường Sa giá bình dân hơn.

Khu vực gần Life, Furama có nhà hàng vừa mới mở rất lớn đối diện Đà Nẵng Club.

Quán có tôm cua sống bơi bơi mà giá mềm hơn các quán sang trọng có Thanh Hiền hoặc Châu bãi Mỹ Khê gần khách sạn Tourane qua khỏi dãy các nhà hàng sát biển là đến chỗ ngồi bình dân.

Vừa rồi muathu có vào ăn Thanh Hiền ăn trưa cùng bạn, quán đông phục vụ chậm chạp vì đông quá, nếu nhà nào có yêu cầu cao thì xem lại nhé.

Quán Thơ Ý gần Bé Mặn…Thơ Ý không quá đông đúc như bé mặn.

Quán Bé Mặn từ đường Trường Sa sát biển đi về hướng Sơn Trà, quán rất đông khách mình cũng đã ăn thử cảm giác đông quá nên thấy ko được vệ sinh, mình thấy Thơ Ý được.

Quán Bé Anh gần ks TST.quán Dạ Bến Bờ 6 nằm trên đường Phạm Văn Đồng.

quán Vũ Xuyên gần ks Monaco đường Dương Đình Nghệ.

Trong phố có Hoa Tư số 17 Huỳnh Thúc Kháng mình đã ăn ở đây thấy được, Bà Thôi 96 đường Lê Đình Dương. Ba Thôi có cơ sở 2 chố đường Phạm Văn Đồng.

Nói chung muathu thấy ăn hải sản, nếu vào quán nào có hải sản tươi sống ngon, sạch sẽ thì không cần đông đúc giá cả vừa phải thì ăn luôn, vì hải sản rất dễ chế biến mà tươi nữa thì ai cũng chế biến được không nhất thiết phải nhà hàng quán ăn nổi tiếng.

*Bánh Cuốn

– Bánh cuốn 06 Trần Bình Trọng

– Bánh cuốn @ 330 Đống Đa

– Bánh cuốn Tiến Hưng 190 Trần Phú 

*Bánh Canh

– Bánh Canh Sen 143 Nguyễn Chí Thanh

– Bánh Canh 86 Huỳnh Thúc Kháng

– Bánh Canh Minh Nguyệt 21 Yên Bái

– Bánh bèo,bánh nậm,bánh lọc 100 Hoàng Văn Thụ

* Cháo Dinh Dưỡng

– Cháo Dinh Dưỡng Bé Bơ – Lê Độ 97 Lê Độ, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

– Cháo Lộc – Đặc Sản Chả Giò Nem 4 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

-Quán 100 – Cháo Trắng & Hột Vịt Muối 100 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

-Quán Cháo – Đống Đa 282 Đống Đa, P. Thanh Bình, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

*Bê Thui Cầu Mống (Nước chấm giống bánh cuốn thịt heo của Đà Nẵng nhưng thịt và rau ngon hơn, nếu không ăn được mắm nêm có thể ăn mắm thường)

- Quán Mười ở cầu Câu Lâu đường đi Mỹ Sơn về

– Bê thui Chấn: 376 Ngô Quyền (Quán có món Đuôi bò um rất ngon ăn với bánh mì hay hết sớm) 05113.848074

– bê Thui 03 Tuệ Tĩnh 3834854

– Bà Ngọc 228 Đống Đa

– Bê Thui Tiến Thành 227 Trần Phú

*Coffee

– Phố Xưa 1 địa chỉ 17 Phan Đình Phùng

– Phố Xưa 2 địa chỉ 111 đường 3 tháng 2

– Trúc Lâm Viên 08 Trần Quý Cáp

– Karty café 15-17 Bạch Đằng gần cầu Sông Hàn

– Memory cạnh cầu sông Hàn (quán có vị trí đẹp nằm trên sông)

– Không Gian Xưa địa chỉ 402-404 Điện Biên Phủ

*Cơm chay

– An Lạc 70 Thái Phiên

– Cơm Chay Âu Lạc 60 Nguyễn Du (0511) 3 887 929 bán hằng ngày

– Cơm chay Lan Anh 28 Ngô Gia Tự (0511) 3 835 282

– Chay Năm Đào 907 Nguyễn Tất Thành   (0511) 3 714 266 – 0982 344 039

* Các thứ hay hay cập nhật thêm hằng ngày:

– Bánh Bèo Nậm Lọc: 05113873010 địa chỉ 291 Nguyễn Chí Thanh

– Bánh Bèo Nậm Lọc: 100 Hoàng Văn Thụ

– pizza 63 Tran Phu: 05113840499

– Phở Lân Béo – 08 Lý Tự Trọng

*Đặc sản

– Tré bà Đệ 77 đến 81 Hải phòng

– Tré Cúc 102 Hải Phòng

– Nem chả Bà Hường 04 Hoàng Diệu

– Cháo Lộc,nem chả 06 Trần Bình Trọng

– Quầy thực phẩm Bé Ti – Quầy 135 – Chợ Hàn Đà Nẵng,đủ các loại hải sản khô
– Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng) có rất nhiều loại mắm ngon đặc sản
– Quầy Dì nuôi 136 Chợ Hàn để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà, nhưng cũng nên tham khảo trả giá các hàng khác.
– Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt như: tỏi và hành tím Lý Sơn, Quảng Ngãi, thanh trà của Huế

Một số quán bar đường Bạch Đằng, tại 150 Bạch Đằng có quán món ăn Úc, có quầy rượu…Pizza, Mỳ Ý.
Về chỗ đi chơi buổi tối trong phố chủ yếu dạo chơi ở sông Hàn, tòa nhà Indochina 74 Bạch Đằng ở đấy có quán cafe ở tầng trệt là Highland, trên tầng 2 có khu ẩm thực các miền không ngon lắm nhưng phong phú rất nhiều món, có khu vui chơi cho trẻ em.

Tại Indochi 74 Bạch Đằng có khu vui chơi cho trẻ em nhiều trò chơi cũng ổn. sau lưng Big C tòa nhà Đức Mạnh cũng có khu vui chơi này.

Xem phim Megastar tại tòa nhà Big C đường Hùng Vương http://www.megastar.vn/vn/vtp/

Hội An:

Cơm gà: kiệt ngay số 60 Lê Lợi (gần shop vải Thu Thủy) bán buổi chiều tối mùa hè hay hết sớm quán bình dân ở vỉa hè nhưng rất ngon từ 5h30 mới bán, nếu thích ăn nhiều Gà gọi them nhé.

Khách du lịch cũng hay ăn, cơm bà Buội ở 22 Phan Chu Trinh (cảm nhận của mình không ngon nhưng khách du lịch khá đông).

Cơm gà An Hiên 194 Lý Thường Kiệt, gỏi gà ngon, cháo (với lòng gà) (Một bạn trên otofun giới thiệu khen rất ngon)

Tại ngả ba đường Trần Phú rẻ vào khúc hẹp của Nhị Trưng vào 1 kiệt nhỏ cơm gà thơm ngon.

Cao Lầu, bánh bao, bánh Vạc : Trung Bắc hoặc Hoàng Hà trong phố cổ (Nằm trên đường Trần Phú) quán chị Liên nằm trên đường Thái Phiên(chỉ bán vào buổi chiều rất ngon). Cao Lầu Thanh đường Thái Phiên

Mì quảng : quán CT cũng nằm trên đường Thái Phiên( cổng sau của Sân vận động), gần trường Nguyễn Bá Ngọc, quán chỉ bán vào buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 ( trừ ngày rằm, mồng 1 ), quán chị Lài người Cẩm Thanh( nên tên quán viết tắt là CT), nên ăn sớm vì có ngày đến 9 h sáng đã hết, quán đơn sơ, nhưng sạch sẽ.

Bánh xèo, nem Lụi  Huế gọi là bánh khoái  số 30 Phan Chu Trinh đối diện thấy biển Bale Wale đi vào cái ngỏ nhỏ…ngõ này có giếng Chăm Bá Lễ

Hải sản có Khải, Sen hoặc Hơn …ở cửa Đại Sen ngon Hơn hơn nhưng đắt hơn, quán đẹp nhất là Khải, các món bán theo thời vụ không có giá nên hỏi giá trước. Hải sản trong phố có quán Cánh Buồm Trắng nấu ăn khá ngon, ở gần đường Trần Hưng Đạo rẻ vào Lê Lợi (Nằm trong kiệt đường Lê Lợi)

Tiệm bánh tây Cargo Club: 107 Nguyễn Thái Học với các món bánh ngọt rất ngon, nước uống …giá cả không quá đắt, phòng khi mọi người thấy khách tây ngồi đông quá sợ đắt ko vào ạ.

Các món Pizza, Mì Ý ở Good morning hoặc Tam Tam… cũng ở đường Nguyễn Thái Học .

Quán chay:

  • Quán chay Đạm từ 60 Lê Lợi rẻ vào ngỏ tới ngã ba rẻ phải hoặc hỏi quán cơm gà Đạm ai cũng biết, có khách tây cũng tới ăn.

* Các thứ hay hay cập nhật thêm hằng ngày:

Ngoài bãi biển An Bàng có nhà hàng và bar rất hay một tên là Bayan, đông khách tây hơn khách Việt. Trước khi đi qua Bayan cũng có một quán bar nhà hàng giống bayan rất rộng và đẹp.

– Hội An còn có rất nhiều món ăn vặt, như món bánh bèo bà Bảy đường Hoàng Văn Thụ, bà bán từ 2h30 chiều đến khi hết ngon lắm 2K chén.

– Món Hến xào, bánh đập, chè bắp ở Cẩm Nam, hỏi đường qua một cây cầu là tới, các quán nằm san sát ven sông.

Đặc sản:

– Tương Ớt: Món này chấm mực khô , cá khô các món nướng rất ngon địa chỉ đường Nguyễn Thái Học tương ớt Triều Phát.

– Bánh đậu xanh: quán Bà Trinh 60 Lê Lợi, ngay chỗ quán cơm gà mình giới thiệu ở trên.

DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG GIÁ RẺ – ĐẶT PHÒNG 365
HOTLINE: 0914 100 089 (Mrs. Vân) – 0913 83 25 83 – Skype: datphong365 – Viber/Zalo: 0914 100 089
E: sales@datphong365.com – info@datphong365.com
W: www.datphong365.com – F: www.fb.com/datphong365com
(Đảm bảo GIÁ THẤP hơn khi đặt phòng trực tiếp cũng như các trang đặt phòng khác)

Leave a Reply

Note: Comments on the web site reflect the views of their authors, and not necessarily the views of the bookyourtravel internet portal. Requested to refrain from insults, swearing and vulgar expression. We reserve the right to delete any comment without notice explanations.

Your email address will not be published. Required fields are signed with *

*
*

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>